'Khai tử' siêu dự án tỷ đô của đại gia Đinh Trường Chinh
Xử lý sai phạm tại tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà
Cần xem lại đánh giá tác động môi trường
Theo luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP.HCM), việc lấp hay tạo mới sông rạch nói chung, đều phải dựa vào khoa học và có sự đánh giá tác động tốt và tác động xấu. Điều này được thực hiện thông qua ý kiến của các sở ngành; ý kiến của người dân qua việc quy hoạch dự án (Luật Quy hoạch); điều tra lập báo cáo tác động môi trường. Như trường hợp lấp Sông Đồng Nai thì sai về quy hoạch, sai về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Luật sư Phượng cho rằng, việc lấp kênh rạch (lấp hoàn toàn dòng chảy) và chỉnh dòng chảy của các tuyến sông, suối, kênh, rạch được thực hiện tại nhiều địa bàn. Ngoài ra, có thể thực hiện ngay tại các dự án đầu tư, được thực hiện theo quy định pháp luật, tùy theo loại công trình.
![]() |
Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng vì sông Cầu Tràm bị lấp |
“Ở góc độ chung, việc quản lý thực hiện thông qua việc đánh giá tác động môi trường (các vùng bị ảnh hưởng: vùng cận kề, vùng hạ lưu…) và quy hoạch (ngay tại địa bàn).
Ở mức độ chuyên ngành, việc quản lý thực hiện thông qua các cơ quan chuyên ngành như: Sở Giao thông Vận tải (nếu có chức năng giao thông thủy và thoát nước), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu công trình thủy lợi) và các cơ quan chức năng khác như: Sở Tài nguyên và Môi trường (xác định phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ), UBND quận huyện quản lý chung tại địa phương.
Do đó, dù được UBND tỉnh hoặc UBND huyện thông qua việc phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch của dự án, mà nhận thấy việc thực hiện dự án có tác động tiêu cực đến vùng dự án hoặc vùng liên quan đến dự án, thì cần kiểm tra về báo cáo tác động môi trường, việc lấy ý kiến về quy hoạch có thể có sự chưa chính xác, chưa phù hợp thực tế nên có những ảnh hưởng như vậy”, luật sư Phượng phân tích.
Đảm bảo dòng chảy lưu thông là chưa đủ
Luật sư Trần Thái Bình, Công ty luật LNT & Partners, cho rằng, trong vấn đề quản lý sông ngòi, về Luật thì hiện có Luật Tài nguyên nước. Điều 31 của Luật này có quy định về Hành lang bảo vệ nguồn nước. Trong đó, có mục UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
![]() |
Đoạn sông Cầu Tràm đã bị "nắn" cong thành thẳng |
Từ quy định này, mỗi tỉnh sẽ phải lập quy hoạch về mạng lưới đường sông, kênh rạch, thủy lợi. Đồng thời sẽ ban hành quyết định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi, trên địa bàn tỉnh. Quyết định này sẽ phân sông rạch ra thành các cấp 1, 2, 3 và các cơ quan tương ứng từ Trung ương đến địa phương sẽ được phân công quản lý.
Nghị định 43, năm 2015 cũng có quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, để hướng dẫn các tỉnh, về việc quản lý hành lang đường sông. Dựa trên quy định đó, các tỉnh sẽ có quy hoạch cụ thể đối với từng sông rạch.
Theo luật sư Trần Thái Bình, nếu việc lấp sông rạch là do doanh nghiệp hoặc cá nhân làm, thì cần phải xem xét họ có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước không? Để chấp thuận thì cơ quan nhà nước cũng phải dựa trên các quy hoạch và pháp lý về sông rạch.
Trong các quy định về quản lý dòng chảy, quản lý hành lang an toàn sông rạch, thì sẽ có quy định sông rạch đó cấp mấy? Có liên quan tới tỉnh khác hay không? Điều kiện lưu thông, giao thông như thế nào? Khi lấp, chặn, thay đổi dòng chảy sẽ ảnh hưởng tới những vấn đề về tự nhiên và xã hội. Do đó, cần có những ý kiến đánh giá của các chuyên gia cũng như phải có đánh giá về tác động môi trường, xã hội. Chứ không phải chính quyền muốn làm là làm.
“Việc đánh giá tác động môi trường tùy thuộc vào cấp độ của sông rạch sẽ có cơ quan tương ứng tiến hành thẩm duyệt. Cụ thể như con sông, rạch chảy qua các tỉnh khác nhau thì phải cấp Trung ương phê duyệt.
Việc nắn chỗ này, thay đổi chỗ kia mà vẫn đảm bảo dòng chảy lưu thông là chưa đủ. Việc này còn liên quan tới nhiều vấn đề khác về môi sinh, môi trường, về thủy triều… Việc nắn dòng như vậy có gây ra tình trạng sạt lở 2 bên bờ hay không? Việc này cần có sự đánh giá của các cơ quan chuyên môn, không chỉ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đó thôi, mà phải có cơ quan khoa học như viện nghiên cứu họ đánh giá về những tác động này”, luật sư Bình nêu quan điểm.
Liên quan đến việc lấp rạch Trị Yên, luật sư Bình cho rằng, việc lấp rạch, chuyển dòng chảy như vậy, về nguyên tắc phải có đánh giá tác động môi trường. Thứ 2 là phải có sự bàn bạc, thống nhất với những người dân quanh khu vực đó, vì dự án ảnh hưởng tới đời sống của họ.
“Nói chung, những dự án phát triển hạ tầng hay các dự án bất động sản ảnh hưởng tới đời sống của người dân quanh khu vực, cũng phải có thủ tục đánh giá, lấy ý kiến nhân dân. Cần làm rõ dự án này có những thủ tục đó hay không?
Việc chính quyền đánh giá đoạn rạch Trị Yên bị bồi lắng, sạt lở… chỉ là đánh giá 1 chiều. Như tôi đã nói, cần phải có ý kiến chuyên môn ở góc độ khoa học của các chuyên gia. Chứ không phải là Sở Tài nguyên và Môi trường thấy đúng là đúng”, luật sư Bình nhận định.
Mạnh Đức - Khắc Thành
Từ khi đoạn rạch Trị Yên bị lấp để xây dựng dự án Trị Yên Riverside, hàng chục hộ dân giáp ranh dự án vô cùng bức xúc vì không có đường tiêu thoát nước, hễ mưa là cả khu dân cư chìm trong biển nước.
" alt=""/>Lấp rạch Trị Yên làm dự án: Hậu quả khôn lườngNguyễn Hoàng Phương Linh từng giành được huy chương Đồng kỳ thi Olympic Toán học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APMOPS 2016), huy chương Đồng giải Violympic Toán Tiếng Anh cấp Quốc gia.
Bí kíp để luôn có một tinh thần thoải mái trong suốt “mùa apply”, theo Linh, là phải quản lý thời gian thật tốt, vạch ra và giải quyết lần lượt từng vấn đề theo các mốc thời gian.
“Em biết nhiều bạn trong khoảng thời gian ‘apply’ áp lực rất nhiều, có khi chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày. Nhưng em thấy đó không phải là cách để đi đường dài. Vì thế, em luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và luôn có thời gian biểu chặt chẽ hàng ngày. Cách làm này em thấy rất hiệu quả”.
Nữ sinh cũng lên thời khóa biểu chi tiết theo từng khung giờ và làm theo kế hoạch đã đặt ra.
“Ví dụ, em luôn vạch chi tiết khoảng thời gian 2 – 4 giờ, 4 – 5 giờ, 5 – 6 giờ em sẽ phải làm gì. Khi đặt ra cường độ như thế, mình làm việc cũng sẽ tập trung hơn rất nhiều. Và khi nắm được khối lượng công việc của một tuần, mình cũng có thể phân bổ thời gian hợp lý hơn”.
Nhờ có chiến lược cụ thể, điểm các bài thi chuẩn hóa của Linh ở mức khá cao. Em đạt điểm 1550 SAT 1 (superscore), 800 SAT 2 Toán và 110 TOEFL IBT.
Phương Linh (ngoài cùng bên trái, hàng đầu tiên) cùng các bạn trong câu lạc bộ.
Niềm đam mê với Tranh biện
Bên cạnh đó, Phương Linh cũng nhấn mạnh việc cần phải thể hiện cá tính, đam mê một cách đồng nhất để thuyết phục hội đồng tuyển sinh. Niềm đam mê với tranh biện đã được Phương Linh thể hiện xuyên suốt trong hồ sơ của mình. Đây là hoạt động mà Linh nói đã thể hiện rõ ràng nhất con người mình trong suốt ba năm THPT.
Tại trường Ams, Phương Linh là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Tranh biện, Phó Trưởng ban tổ chức Giải Tranh biện Hà Nội mở rộng (Hanoi Debate Tournament).
Nữ sinh 18 tuổi cũng “ẵm” một vài giải thưởng về tranh biện như quán quân và top 3 người nói xuất sắc nhất của giải Hanoi Debate Tournament 2019; lọt vào bán kết giải National Novice Debating Championship 2018.
Ngoài ra, Linh cũng là nhân vật tham gia chương trình Trường Teen 2019 của VTV7 với chủ đề từng “gây bão”: Học sinh có lỗi hay không khi điểm Lịch sử thấp.
Không chỉ tham gia với tư cách tranh biện viên (debater), Phương Linh còn tham gia nhiều giải trong vai trò giám khảo.
Linh (ngoài cùng bên phải) làm giám khảo trong trận chung kết Hanoi Debate Tournament
Dù vậy, Linh thừa nhận, bản thân không phải là người có năng khiếu về tranh biện. “Em bắt đầu từ con số 0, từng luyện tập tranh biện để thử thách giới hạn của bản thân”.
Giai đoạn đầu, Phương Linh chủ yếu ngồi xem các video đấu tập; cập nhật thông tin liên tục và xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức đủ dày. Nữ sinh cũng thường xuyên phải tự tập luyện nói một mình trước gương.
Sau này, khi đã tự tin hơn, Linh đi đấu tập với những người bạn trong câu lạc bộ. Dần dần, nữ sinh trường Ams kết nối với các bạn trường khác để tổ chức những buổi giao lưu, làm quen với không khí thi đấu.
“Để chuẩn bị cho một buổi tranh biện có khi phải tập luyện suốt cả một tháng trời. Nhưng điều này đã giúp em học được cách thể hiện quan điểm bản thân rõ ràng hơn mỗi khi lên ‘sàn’ tranh biện”.
“Tranh biện đã tạo cơ hội cho em hiểu biết hơn về các vấn đề trong đời sống và có cái nhìn đa chiều. Khi đã quen với tư duy phản biện thì không chỉ trong một trận tranh biện mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước một hiện tượng trong đời sống, em cũng sẽ có xu hướng nhìn bao quát hơn, từ các góc độ khác nhau thay vì chỉ nghĩ mình luôn đúng.
Ngoài ra, tranh biện còn khiến em tự tin hơn vào bản thân. Trước đây, khi mới vào cấp 3, em không có kinh nghiệm về tranh biện. Nhưng em đã dám thử một lĩnh vực mà em chưa từng thử. May mắn, sau rất nhiều cố gắng và nỗ lực tập luyện, em lại có những dấu mốc khẳng định mình trong lĩnh vực ấy.
Việc ấy khiến em cảm thấy tự tin hơn và nó đã thôi thúc em đi ra khỏi vùng an toàn của mình, dám thử những thứ mới”, Phương Linh nói.
Bảng dày các hoạt động ngoại khóa.
Đó là dự án Life Shield (dự án Tấm chắn) do Linh khởi xướng. Trong 21 ngày cách li xã hội, dự án đã làm được 12.000 tấm chắn bảo hộ gửi đến 18 bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức...
Ngoài ra, Linh còn là đồng sáng lập, Trưởng ban tổ chức của dự án "Phù thủy Kinh tế" - một dự án từng gây được “tiếng vang” tại trường Ams.
Linh cho rằng, nhiều học sinh mong muốn tìm hiểu những kiến thức về kinh doanh nhưng trong chương trình chính khóa lại không có bộ môn này. Các tài liệu trên mạng hầu hết lại bằng tiếng Anh, do đó rất khó để tiếp cận.
Vì vậy, dự án ra đời với mục đích đưa những kiến thức về kinh tế trở nên gần gũi hơn với những học sinh cấp 3. Tại đây, học sinh có thể lắng nghe các chuyên gia tài chính chia sẻ kiến thức thông qua các buổi talkshow, với các chủ đề chính như về thị trường chứng khoán Việt Nam, các công việc trong ngành tài chính và triển vọng phát triển Fintech tại Việt Nam. Hoạt động này cũng đã thu hút đông đảo học sinh tham dự.
Làm nhiều hoạt động một lúc, nữ sinh trường Ams cho rằng điều đó không làm em cảm thấy “lộn xộn” vì “quan trọng nhất vẫn là sắp xếp thời gian để làm được nhiều việc một cách hiệu quả”.
Hiện tại, ngoài việc học, Phương Linh còn làm trợ lý cho một tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề vaccine. Thời gian tới, nữ sinh 18 tuổi dự định sẽ chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thử sức thêm một vài lĩnh vực mới trước khi sang Mỹ.
Thời Vũ
Yêu thích Triết học, luôn tự đặt câu hỏi về mọi khía cạnh trong cuộc sống,… những thắc mắc ấy đã đi vào bài luận và giúp Giang Huyền Anh giành được học bổng tới 67.000 USD/năm đến ĐH Chicago (xếp thứ 6 nước Mỹ).
" alt=""/>Kinh nghiệm giành học bổng của 10X đỗ vào đại học MỹCả nhà đủng đỉnh chuẩn bị từng tí để đón thành viên nhí chào đời, nhưng không ngờ cháu trai tôi sinh non 1 tháng khiến ai nấy hốt hoảng. Chị dâu kêu trượt ngã trong nhà vệ sinh nên em bé phải ra sớm, cơ mà lúc ấy nhà tôi chỉ lo cho tính mạng 2 mẹ con nên chẳng ai quan tâm lý do chị đẻ non.
Trộm vía cháu tôi lớn lên vô cùng khỏe mạnh. Nó còn là một thằng bé siêu tình cảm, biết quan tâm mọi người xung quanh và rất yêu thương động vật. 3 tuổi nó đã hát líu lo, 4 tuổi biết đọc bảng chữ cái và tiếng Anh bập bõm. Lên 5 tuổi thì thằng bé càng bộc lộ sự thông minh, cô giáo ở lớp còn bảo nó tài năng như thần đồng.
Mỗi lần nghe người khác khen con là anh chị tôi tự hào lắm. Bố mẹ tôi thì liên tục cảm ơn chị dâu vì đã sinh cho gia đình một đứa cháu giỏi giang như thế, sau nó lớn lên thì cả họ được nhờ.
Tuy nhiên có một chuyện xảy ra khiến anh trai tôi vô cùng lấn cấn. Đó là việc con anh càng lớn càng không giống ai trong nhà. Bố mẹ tóc mỏng, da ngăm, mũi tẹt giống nhau, riêng thằng bé da trắng, tóc xoăn hoe vàng và mũi cao như tây. Ông bà nội bênh cháu nên tự biện minh rằng mũi nó giống cụ nội, da trắng giống bà nội. Thế nhưng quan sát cháu một thời gian tôi lại cùng quan điểm với anh mình. Nó có những thói quen chẳng hề giống ai trong nhà cả, chụp ảnh gia đình cũng thấy nó hơi khác biệt.
Dù anh trai không nói ra nhưng tôi hiểu nỗi khổ tâm trong lòng anh. Chuyện con trai không giống mình là một vấn đề nhạy cảm, có vẻ chị dâu tôi cũng không hay biết gì. Bao năm qua họ chung sống với nhau khá hòa thuận. Nếu chỉ vì vài câu nói nghi ngờ không cơ sở thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn lớn.
Chị dâu để ý thấy dạo này anh tôi hơi trầm tư nên cũng hỏi han xem có ốm bệnh gì không. Dĩ nhiên anh tôi chối bay chối biến, anh còn bận nghĩ xem thằng bé sắp vào lớp 1 kia có đúng là con mình hay không.
Thấy anh mình héo mòn vì lo nghĩ, tôi đành bảo anh đi xét nghiệm ADN cho yên lòng. Không ngờ anh nghe theo thật, lén nhặt tóc của con trong nhà tắm mang đi.
Mấy hôm sau khi vừa đi làm về thì tôi thấy cháu mình đang khóc. Chị dâu đứng giữa nhà giằng co với anh tôi, bố mẹ đứng bên cạnh can ngăn rối rít. Tôi nhanh trí đoán ngay ra tình hình. Có vẻ như kết quả ADN đã có, cháu trai không phải là con ruột của anh tôi rồi.
Sau một hồi nghe các con cãi cọ, bố mẹ tôi vẫn chưa tin đứa cháu vàng ngọc lại không chung huyết thống với mình. Họ nghẹn ngào hỏi con dâu rất nhiều câu nhưng chị ấy chỉ im lặng quay đi chỗ khác.
Tôi ôm chặt đứa cháu tội nghiệp trong lòng, thực sự mong kết quả xét nghiệm chỉ là một giấc mơ. Để sinh ra đứa bé này thì chị dâu ngoại tình lúc nào? Thời điểm cưới anh tôi, họ yêu nhau cũng đã lâu, chị đâu có bạn trai cũ nào khác? Người bố thật của cháu tôi là ai?
Bố mẹ không trách móc câu nào nhưng anh tôi thì nghiến răng đuổi vợ đi chỗ khác. Anh không chấp nhận nổi sự lừa dối của vợ. Tôi cũng ái ngại khi nghĩ đến chuyện anh mình bị cắm sừng suốt 6 năm mà không biết. Thế nhưng trái ngược với không khí hỗn loạn lúc ấy, chị dâu bình tĩnh xé toạc tờ giấy xét nghiệm và nói giọng đầy mỉa mai khiến tôi nhớ mãi:
- Ai bảo cứ giục có cháu sớm cơ. Muốn sớm nhưng con trai của bố mẹ cũng mắc bệnh “ra sớm” thì đậu thai kiểu gì? Nhờ người khác mới đẻ được cháu trai khỏe mạnh như kia chứ để nguyên thì còn lâu mới có cháu được!
Chị cũng giải đáp luôn thắc mắc của mọi người rằng thằng bé là “sản phẩm” sau lần chị đi du lịch cùng công ty. Do say nên chị đi quá giới hạn với đồng nghiệp. Sau khi biết có thai, chị cũng sợ hãi, nhưng vì chuẩn bị cưới anh tôi nên chị nhắm mắt kệ cho anh trở thành “người đổ vỏ” hợp pháp. Anh tôi tức giận đạp gãy cả chân ghế. 5 năm nuôi con của người khác, quả đúng là cay đắng vô cùng.
Nói xong chị dâu vùng vằng bỏ đi, không quên dọa rằng sau này nhà tôi muốn nhận lại cháu thì chị cũng không bao giờ đồng ý. Chẳng biết chị có ý thức được bản thân sai ở đâu không mà trơ trẽn như thế nữa?...
Theo Phụ Nữ Việt Nam